Giới thiệu các phương pháp học SAT Digital hiệu quả
Học hay làm bất kì một điều gì đều cần có phương pháp tốt để học được nhanh và hiệu quả. Vậy học SAT Digital thì cần phương pháp học thế nào? Bạn nào đang học SAT một thời gian mà vẫn không thấy lên điểm hoặc mới bắt đầu học SAT chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo các phương pháp sau đây nhé:
- Luôn luôn ghi chép
- Tìm nguồn tài liệu hợp lý
- Học có hệ thống và logic
- Đọc, đọc, và đọc
- Dành thời gian ôn tập tập trung và chuyên sâu
Giờ chúng ta đi vào cụ thể từng phương pháp nhé!
1. Luôn luôn ghi chép
Đây có lẽ là một tin buồn với các em không thích ghi chép lại. Nhưng thực sự đây là một phương pháp rất rất hiệu quả. Hầu hết các bạn học sinh của cô Vân Anh thành công tăng điểm số nhanh hoặc đạt được các điểm số 1500+ đều là các note-taker rất tỉ mỉ. Điều quan trọng là các em nên ghi chép có hệ thống vào một cuốn sổ/vở dành riêng cho việc học SAT Digital nhé.
Vậy chúng ta ghi chép điều gì?
Đây có lẽ là điều không còn xa lạ với các bạn đã học SAT Digital một thời gian. Vốn từ được kiểm tra trong bài thi SAT Digital đã nhiều hơn rất nhiều so với Paper SAT. Do vậy, mỗi khi gặp từ mới nào các em nên ghi lại vào cuốn sổ của mình. Sau đó nên xác định tuần suất mình sẽ học từ trong đó. Mưa dần thấm lâu, học nhiều sẽ nhớ.
Một cách nữa để nhớ từ mới là học bằng Quizlet. Các em tham khảo một số
list từ vựng cô đã tạo bằng quizlet ở đây nhé.
- Nội dung bài học và tips cần nhớ
SAT hay bất kì bài thi chuẩn hóa nào cũng sẽ có một số tips nho nhỏ giúp các em tìm được đáp án đúng nhanh hơn và chính xác hơn. Do vậy, khi nào tìm ra tips hiệu quả với mình, hãy ghi lại nhé.
Ngoài ra, các kiến thức trong phần viết (writing and language) và toán cũng có khá nhiều. Các em cần ghi chép lại một cách có hệ thống các kiến thức và công thức đó để áp dụng vào bài tập chính xác.
- Các lỗi sai đã mắc và bài học kinh nghiệm
Đây là phần vô cùng quan trọng mà nhiều bạn bỏ qua. Nếu các em không nhớ được các lỗi đã mắc, làm sao để tránh mắc lại nó lần 2, lần 3, hay lần thứ n? Nói đến đây nhiều bạn chắc cũng đã phần nào nhận ra vì sao mình cứ giữ mãi điểm hiện tại đúng không? Học là quá trình rút kinh nghiệm. Do vậy, qua mỗi lỗi sai, các em cần rút ra bài học và note nó lại.
Dưới đây là bảng mô phỏng về việc ghi chép lại các lỗi đã mắc:
1 |
Câu sai |
Loại lỗi sai |
Phân tích lỗi sai |
Bài học |
|
A proposal has been made to trim the horns from rhinoceroses to discourage poachers, the question is whether tourists will continue to visit game parks to see rhinoceroses once the animals’ horns have been. |
Writing. Run-on sentence |
Câu run-on là câu có 2 phần hoàn chỉnh được nối bằng dấu phẩy. |
- Để ý phân tích thành phần S-V
- ĐỌC HẾT CÂU
- Để ý các dấu nhỏ |
Việc ghi chép lại các loại lỗi mình đã mắc sẽ giúp các em nhìn lại và củng cố kiến thức đã học, và quan trọng hơn là rút ra được các kinh nghiệm qua các lỗi sai để không tiếp tục mắc các lỗi tương tự. Các em có thể xây dựng bảng lỗi sai theo cách hiểu của mình và giúp cho bản thân học hiệu quả hơn nhé.
2. Tìm nguồn tài liệu uy tín
Hiện nay các nguồn tài liệu cho SAT Digital chuẩn xịn khá ít. Vậy nguồn tài liệu nào là chuẩn nhất. Tất nhiên vẫn là nguồn tài liệu của chính College Board, đơn vị tổ chức và làm ra bài thi này. Sau đó đến Khan Academy. Các em tham khảo
nguồn tài liệu SAT đó ở chia sẻ tài liệu này nhé.
Ngoài ra, một số nhà xuất bản sách dưới đây cũng khá tốt để các em tìm đọc và học:
- The Critier Reader (có 1 quyển Reading và 1 quyển Writing)
- Tne Princeton Review
Đây là 2 đầu sách có nguồn tài liệu được đánh giá gần sát nhất với để thi SAT Digital hiện tại.
Ngoài ra, các em cũng vẫn có thể tham khảo các nguồn tài liệu paper SAT cũ của College Panda và IES để luyện tập các phần kiến thức phần toán và viết (writing and language) rất tốt.
Nếu còn thời gian, các em tham khảo thêm đầu sách của nhà xuất bản Vibrant và Ninja và tà
i liệu của ESATPREP phần Đọc và
phần Viết nhé.
ESATPREP hiện tại có tất cả các đầu sách kể trên, nếu cần các em tham gia nhóm
HỌC SAT cô VÂN ANH để lấy tài liệu nhé.
3. Học có hệ thống và logic
Sau khi đã tìm được nguồn tài liệu học hợp lý, các em cần hệ thống được kiến thức sẽ được kiểm tra trong bài thi của mình.
- Với phần đọc, các em có các dạng câu hỏi dưới đây:
- Câu hỏi về từ vựng (Vocabulary in Context)
- Câu hỏi về ý chính (Main idea)
- Câu hỏi về ý phụ (Detail)
- Câu hỏi về chức năng (Function)
- Câu hỏi về cấu trúc đoạn và mục đích chính (Main purpose and Overall structure)
- Câu hỏi suy luận thông tin (Inference)
- Câu hỏi về bảng biểu số liệu (Command of Evidence: Quantitative)
- Câu hỏi về lập luận - tìm dẫn chứng phần Khoa học (Command of Evidence: Textual)
- Câu hỏi về lập luận - tìm dẫn chứng phần Văn học (Command of Evidence: Literary)
- Câu hỏi liên kết đoạn (Cross-text connection)
Từng dạng câu hỏi có cách tiếp cận và tips làm bài riêng. Các em nên tìm đọc và luyện tập cho từng dạng để đảm bảo mình đã làm chủ được dạng câu hỏi này. Nếu không, các em cũng xác định được dạng câu hỏi mình hay sai và tìm cách xử lý. Ngoài ra, SAT có một số câu hỏi về suy luận logic, các em cũng cần tìm ra cách tư duy chuẩn SAT để có được đáp án đúng.
- Với phần viết (writing và language) các em có các dạng câu hỏi dưới đây:
- Đồng nhất chủ ngữ - động từ (Subject-verb agreement)
- Đồng nhất đại từ - chủ ngữ (Pronoun - Antecedent Agreement)
- Hình thái động từ (Verb form)
- Cụm bổ nghĩa (Modifier)
- Số nhiều và sở hữu (plurals and possessive)
- Mệnh đề kết nối (Linking clauses)
- Các thành phần bổ trợ (supplements)
- Dấu câu (Punctuation)
- Rhetorical synthesis
- Cấu trúc song song (Parallelism)
- Transition (từ nối)
Hãy đảm bảo các em đã nhớ được kiến thức của các phần kiến thức này. Đây chủ yếu là các dạng câu hỏi về ngữ pháp không quá phức tạp nếu các em nhớ được nguyên tắc và các trường hợp sử dụng (và cả các trường hợp ngoại lệ). Với các bạn có mục tiêu cao từ 1450 trở lên, các em cần cố gắng để đúng được (gần) tuyệt đối ở các câu hỏi phần viết.
- Với phần toán, các em cũng cần ghi nhớ công thức và cách xử lý các dạng bài thuộc các phần kiến thức sau đây
1 -
Ratios, Rates, and Proportions
2 -
Units
3 -
Percents
4 -
Linear Equation Word Problems
5 -
Graphing Linear Equations
6 -
Interpreting Linear Functions
7 -
Solving Linear Equations and Linear Inequalities
8 -
Systems of Linear Inequalities Word Problems
9 -
Solving Systems of Linear Equations
10 -
Linear Inequality Word Problems
11 -
Systems of Linear Equations Word Problems
12 -
Solving Quadratic Equations
13 -
Key Features of Graphs
15 -
Manipulating Quadratic and Exponential Expressions
17 -
Operations with Polynomials
18 -
Center, Spread and Shape of Distributions
19 -
Quadratic and Exponential Word Problems
20 -
Linear and Quadratic Systems
21 -
Function Notation
22 -
Congruence and Similarity
24 -
Table Data
25 -
Scatterplots
26 -
Linear and Exponential Growth
27 -
Radical and Rational Equations
28 -
Interpreting Nonlinear Expressions
29 -
Operations with Rational Expressions
30 -
Data Collection and Conclusions
31 -
Volume Word Problems
32 - Right Triangle Trigonometry
33 -
Circle Theorems
35 -
Radicals and Rational Exponents
36 -
Polynomial Factors and Remainders
37 -
Nonlinear Equation Graphs
38 -
Angles, Arc Length, and Trig Functions
39 -
Circle Equations
40 -
Data Inferences
41-
Right triangle word problems
42 -
Box plots
Tương tự như phần viết, hãy cố gắng để đạt được (gần) tuyệt đối với phần toán này.
Với các phần kiến thức không quá khó, các em cần đặc biệt CẨN THẬN để có được độ chính xác tuyệt đối. Cần đọc lại (double check) lại đáp án của mình bằng cách thay đổi tư duy hoặc tìm kiếm cách giải khác để check lại bài nhé.
4. Đọc, đọc, và đọc
Với xu hướng ra đề SAT Digital ngày càng khó hơn ở phần đọc và viết, việc các em tự trau dồi khả năng đọc hiểu nhanh là điều cần thiết. Đây vốn là kỹ năng quan trọng để dù các bạn đi học ở đâu, chúng ta cũng có đủ hành trang để hiểu được điều đang học. Hãy đọc thêm sách báo hoặc tài liệu tiếng Anh như một thói quen hàng ngày, dù là bài báo ngắn trên các trang báo như New York times, BBC, hoặc CNN. Ngoài ra, các em có thể mua thêm sách truyện tiếng Anh để đọc nếu rảnh. Lưu ý các sách có nội dung học thuật một chút để tạo phản xạ tiếng Anh tốt.
Các em có thể tham khảo
một số nguồn tài liệu tốt cho học SAT Reading ở bài viết đây.
5. Dành thời gian ôn tập tập trung và chuyên sâu
Việc học SAT là một quá trình học nghiêm túc và tốn nhiều công sức. Các cần giữ thái độ học tập trung và thực sự dành thời gian cho việc học và ôn tập.
- Nếu làm bài tập để ôn tập, hãy ngồi thẳng và tập trung làm bài, tắt hết các phương tiện điện tử có thể ảnh hưởng đến mình. Việc làm bài tập trung này cũng sẽ giúp các em nhớ kiến thức lâu và nhận ra các lỗi sai nhanh hơn.
- Nếu làm bài test, hãy căn đúng thời gian như đi thi thật. Với phần đọc viết, mỗi phần 32 phút và phần toán, mỗi phần 35 phút. Sau khi làm xong, hãy xem xét cẩn thận và kỹ càng các lỗi sai đã mắc và ghi lại vào cuốn sổ của mình. Tự làm lại bài và tự đặt câu hỏi, nếu làm lại làm sao để mình tránh mắc các lỗi đã mắc này?
- Cuối cùng, vào giai đoạn nước rút (khoảng 2-3 tuần cuối trước ngày thi), hãy làm bài test với cường độ cao, mỗi tuần khoảng 3-4 bài test hoàn chỉnh. Mỗi bài các em căn đúng thời gian làm bài, và sau đó ghi lại các lỗi sai cũng như các cấu trúc hoặc dạng bài lạ vì đâu đó bài thi có thể sẽ lặp lại cấu trúc tương tự (nếu may mắn). Ngoài ra, hãy để dành một vài test trong Bluebook đến thời điểm này để luyện tập. Các em cần quen với các chức năng trong phần mềm này để đi thi không gặp nhiều bỡ ngỡ. Việc làm h test thường xuyên và trên phần mềm Bluebook cũng sẽ giúp các em quen với cường độ bài thi và rút kinh nghiệm được nhiều nhất. Hãy học từ, ghi chép lại cấu trúc, và tự nhìn nhận thật kỹ càng các lỗi sai của mình nhé!
Cuối cùng, hãy xác định tốt mục tiêu và kế hoạch
Làm việc gì cũng cần xác định mục tiêu và sau đó là lên kế hoạch học. Chúng ta cúng phân tích nhé.
- Bước 1: xác định mục tiêu.
Ví dụ, các em học SAT để làm gì? Mục tiêu mình cần đạt được là bao nhiêu? Các em thường xác định được khá tốt câu trả lời câu hỏi thứ nhất là học SAT để làm gì, có thể là du học hoặc học đại học trong nước. Cụ thể hơn các bạn sẽ tìm được trường mình muốn học, giả dụ Đại Học Ngoại Thương, Bách Khoa, hay Kinh tế Quốc Dân. Vậy đến câu hỏi thứ 2 chúng ta cần xác định điểm mục tiêu là bao nhiêu. Để trả lời được câu hỏi này các em hãy làm 1 bản nghiên cứu trường các em muốn học và khoa các em muốn yêu cầu điểm bao nhiêu. Ngoại Thương có thể yêu cầu tối thiểu 1450 tùy khoa. Vậy chúng ta đã có mục tiêu cần hướng tới.
- Bước 2 xác định điểm hiện tại của mình.
Để xác định được điểm này, chúng ta hãy làm một bài thi thử. Các em có thể làm luôn 1 bài kiểm tra số trong Bluebook (với bạn nào chưa biết, đây là phần mềm thi SAT Digital mà các em bắt buộc phải download để thi). Đây là
tất tần tật các điều các em nên biết về phần mềm Bluebook.
Sau khi làm 1 bài kiểm tra SAT bất kì trong phần mềm này các em đã sẵn sàng để học.
- Bước 3 xác định khoảng thời gian còn lại để học SAT
Trung bình một bạn học sinh học có phương pháp tốt mất khoảng 1-1.5 tháng để tăng được 100 điểm đến mốc 1400. Sau mốc 1400 các em sẽ cần nhiều thời gian hơn để tăng được lên 1450-1500 và lâu hơn nữa để tăng lên đến mốc 1500+
Từ đó các em sẽ xác định được tính khả thi của mục tiêu của mình và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.
- Bước 4: tìm kiếm sự trợ giúp (nếu cần)
Nếu các em thấy mình không thể tự học được thì hãy tìm kiếm những mentor có thể giúp đỡ mình. Hiện tại có rất nhiều bên uy tín về dạy SAT Digital, ESATPREP cũng là một trong số đó.
Chúc các em đạt được mục tiêu hiệu quả với thời gian ngắn nhất!
Trần Đình Quang (1560 SAT, THPT Chuyên Khoa Học tự nhiên) Trải nghiệm học SAT với TOEFL, con chỉ biết diễn tả bằng 3 từ thôi: Quá tuyệt vời Con chưa từng thấy ai hiểu biết mà vẫn vô cùng quan tâm và biết lắng nghe, chia sẻ như cô Vân Anh. Kể cả sau 3 năm rồi, con vẫn cảm thấy rất an toàn khi luôn có 1 cô giáo nhiệt tình và thông thái như cô ở gần bên. "You are always there, teacher, and I don't really know how much I appreciate your help and guidance".